Khái lược Trữ_quân

Các người thừa kế, tức Trữ quân, đều theo quy tắc ưu tiên nhất là [Con kế thừa cha], quy tắc này tồn tại ở toàn bộ nền quân chủ, từ Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á đến Châu Âu, chỉ có trường hợp cá biệt dựa theo lý do cụ thể của quy tắc tạo nên nền quân chủ ấy. Đặc biệt nhất là những Đế chế lớn ở Châu Âu như Đế chế La MãĐế quốc Byzantine, thì việc kế thừa đa phần đều dựa vào thực lực hơn là quy tắc cha truyền, hoặc bầu cử giữa các thế lực của Thánh chế La Mã.

Dựa theo mỗi chế độ của nhà nước đều có quy tắc thứ tự thừa kế khác nhau. Song ở Châu Âu, quy tắc ["Ưu tiên con trưởng"] được đẩy mạnh, có nghĩa nếu người con thừa kế qua đời trước quân chủ và có hậu duệ, thì người hậu duệ ấy vẫn có quyền thừa kế hơn là những người con khác của quân chủ. Quy tắc này được bảo vệ mạnh ở Châu Âu do hệ thống quân chủ có xu hướng quân chủ phân quyền, bị ảnh hưởng bởi pháp luật rất trật tự và có sự ràng buộc bởi tôn giáo. Trong khi ấy, ở những nền quân chủ chuyên chế khác như Đông Á hoặc Nam Á, quan niệm "cha truyền con nối" lại có chiều hướng đúng về ý nghĩa, khi người thừa kế qua đời, thì người con nhỏ hơn của quân chủ sẽ có cơ hội trở thành thừa kế, dù người thừa kế vừa qua đời vẫn còn hậu duệ đi nữa.

Ngoài ra, người thừa kế của các nền quân chủ đều ưu tiên nam giới, đặc biệt là ở Châu Á (Tây Á, Nam Á và Đông Á) cùng Châu Âu lục địa nói chung. Trước thế kỉ 20, tình trạng nữ giới kế thừa (nếu có) cũng đều phải bị ưu tiên bởi nam giới.